Cầu trục một bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất, đặc biệt là các nhà máy sản xuất thiết bị, cấu kiện nặng, nhu cầu di chuyển vật liệu, máy móc, thành phẩm cao. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được hết các chủng loại cầu trục và ưu, nhược điểm của từng loại.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về cấu tạo cầu trục dầm đôi giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về sản phẩm mình quyết định đầu tư nhé.
Cầu trục dầm đôi cầu tạo gồm dầm chính dạng hộp kiểu dầm kép, pa lăng cáp điện dầm đôi, cơ cấu di chuyển cầu trục dầm đôi, hệ thống cấp điện pa lăng, hệ thống cấp điện cầu trục, tủ điện điều khiển cầu trục và các thiết bị lựa chọn thêm khác.
Cấu tạo kiểu dầm hộp, gồm 2 chiếc dầm chính, liên kết với cơ cấu di chuyển (dầm biên) bằng liên kết cứng, dạng gối. Thông thường, mối liên kết bằng bu lông cường độ cao, có khả năng điều chỉnh xê dịch theo khẩu độ cầu trục cũng như khoảng cách tim ray của pa lăng. Khi chế tạo dầm chính cầu trục, cần tuẩn thủ theo quy trình thiết kế, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.
Đồng thời, nhà sản xuất phải nắm được bộ phận nào làm trước, bộ phận nào làm sau, kích thước nào thay đổi được và kích thước nào không thể thay đổi. Các tham số chính cần phải kiểm tra khi chế tạo dầm chính cầu trục dầm đôi đó là:
Khoảng cách tim ray pa lăng (xe con), là khoảng cách cố định giữa 2 đường ray di chuyển của pa lăng. Khoảng cách này do nhà sản xuất pa lăng quy định.
Chúng ta cần phải chế tạo, ghá ghép sao cho khoảng cách này không đổi suốt chiều dài dầm chính. Dung sai cho phép không vượt quá độ hở của bánh xe di chuyển.
Độ phẳng tương đối và độ song song của đường ray di chuyển dọc theo dầm chính cần phải bảo đảm tuyệt đối vì các lý do an toàn và độ bền sản phẩm.
Khẩu độ cầu trục phải được kiểm tra kỹ càng bằng cách đo khoảng cách các đường chéo sau khi gá dầm chính với dầm biên. Bích liên kết giữa dầm chính và dầm biên phải được định vị và hàn cố định cuối cùng sau khi mọi tham số kích thước đã đạt theo thiết kế.
Là cơ cấu chính của cầu trục, bao gồm cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển pa lăng kiểu khung kết cấu với bốn bánh xe di chuyển. Pa lăng cáp điện dầm đôi thường được nhập khẩu đồng bộ từ nước ngoài theo thông số kỹ thuật và kích thước có sẵn.
Trước khi mua pa lăng cần chú ý các thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu của cầu trục như tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển pa lăng, chiều cao nâng hạ (hành trình móc), khoảng cách tim ray xe con, tự trọng pa lăng…v.v.
Thông thường, pa lăng cáp điện dầm đôi được sản xuất kèm theo các thiết bị an toàn như: bộ báo quá tải, thiết bị giới hạn hành trình nâng hạ, di chuyển pa lăng và tay bấm điều khiển dây đồng bộ.
Là hệ khung, hộp bánh xe đồng bộ với động cơ giảm tốc giữa vai trò di chuyển cầu trục dầm đôi. Dầm biên được liên kết với dầm chình bằng liên kết bu lông như đã nói ở trên và có kích thước dài, rộng phụ thuộc vào tải trọng và khẩu độ của cầu trục.
Với cầu trục có khẩu độ, tải trọng lớn thì dầm biên sẽ có cấu tạo dài hơn bình thường nhằm phân bố tải trọng lên bánh xe cầu trục.
Dầm biên cầu trục dầm đôi đồng bộ gồm có: khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc và các đầu đấm cao su giảm chấn.
Khi gia công, chế tạo dầm biên cầu trục cần đảm bảo độ thẳng của bánh xe, độ cân bằng của 2 bộ dầm biên để cầu trục có thể hoạt động được bình thường. Vị trí đặt động cơ di chuyển, bánh xe chủ động cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét.
Thường được thiết kế kiểu sâu đo, cáp dẹt treo bên dưới profile với hệ con chạy, tay lấy điện đồng bộ nhập khẩu từ nước ngoài. Khi tính toán chiều dài cáp điện động lực, cáp điện điều khiển, cần tính toán đến độ trùng của cáp. Tối ưu ta có thể lấy khẩu độ cầu trục nhân với hệ số 1.5 để được chiều dài cáp cần dùng.
Tùy theo chiều dài di chuyển của cầu trục dầm đôi mà ta có tính toán chiều dài cấp điện phù hợp. Với các loại cầu trục dầm đôi tiêu chuẩn, tải trọng nhỏ hơn 20 tấn, loại thanh dẫn an toàn 3P (Safety bus bar) thường xuyên được sử dụng.
Đây là phụ kiện nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc. Khi tính toán hệ cấp điện cầu trục cần xem xét tổng công suất tất cả các cơ cấu nâng hạ, di chuyển và tính toán đến dòng khởi động, hệ số phụ tải thiết bi..v.v.
Được sản xuất và tích hợp chủ yếu ở Việt Nam. Hiếm có nhà sản xuất nào nhập khẩu trực tiếp tủ điện điều khiển cầu trục do vấn đề chi phí cũng như tính tiện lợi của sản phẩm.
Tủ điện điều khiển cầu trục dầm đôi thường được bố trí tại vị trí dễ thao tác, dễ sửa chữa như dọc theo dầm chính hoặc bên trên sàn thao tác hoặc treo bên cạnh hộp dầm biên tùy vào thiết kế của cầu trục.
Các thiết bị lựa chọn thêm:
Ngoài các thiết bị chính bắt buộc cần phải có kể trên, cầu trục dầm đôi cũng có thể trang bị thêm các thiết bị sau tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng:
Tích hợp biến tần cho cơ cấu nâng hạ và di chuyển pa lăng, cầu trục nhằm nâng cao tuổi thọ động cơ và kết cấu, đảm bảo cầu trục hoạt động êm ái hơn, tiết kiệm điện năng hơn.
Tích hợp điều khiển từ xa cho cầu trục. Ngoài bộ tay bấm điều khiển dây đồng bộ theo pa lăng, khách hàng có thể yêu cầu tích hợp thêm điều khiển từ xa với chi phí tương đối rẻ và tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Cabin điều khiển cầu trục dầm đôi: Tùy vào môi trường làm việc, phạm vi hoạt động của cầu trục dầm đôi, khách hàng có thể yêu cầu lắp đặt thêm cabin điều khiển cầu trục nếu cần. Có 2 loại cabin điều khiển là cabin quạt thoáng và cabin điều hòa thường dùng cho cầu trục.
Các thiết bị chuyên dùng như mâm từ, kẹp tôn cuộn có thể được thiết kế, dùng chung với cầu trục dầm đôi nếu cần.
Hi vọng với những thông tin trên quý khách hàng có thể có thêm kiến thức trong việc xác định nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị này để có thể vận hành tốt hơn và cân nhắc lựa chọn các phụ kiện cầu trục hỗ trợ. Chúc quý khách thành công!
Địa chỉ liên hệ:
Head Office: 1110B24 Lô B, Khu Nhà Ở Tái Định Cư, Phường Linh Đông, Phạm Văn Đồng, KP8, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy: Ấp Tân Cang, Xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, T. Đồng Nai
Email: tinphatcrane@gmail.com – info@tinphatcrane.vn
Điện thoại: 0919750793