Cầu Trục Dầm Đơn 

Cầu trục dầm đơn có kết cấu nhỏ gọn, kinh tế, tiết kiệm không gian và áp dụng trong điều kiện khai thác trung bình. 

Cầu trục dầm đơn có kết cấu nhỏ gọn, kinh tế, tiết kiệm không gian và áp dụng trong điều kiện khai thác trung bình có tải trọng nâng từ 1 tấn đến 20 tấn.

Khẩu độ tối đa của cầu trục dầm đơn là 32m, chiều cao nâng 16m, vận tốc vật nâng từ 2 đến 40m/phút, vận tốc di chuyển của palang/hoist 60m/phút, vận tốc di chuyển của cầu trục có thể lên đến 120m/phút.

Cầu trục dầm đơn thường sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất, chế tạo nhờ khả năng linh hoạt gọn nhẹ.

Cấu tạo cầu trục dầm đơn gồm: Dầm chính, dầm biên (cơ cấu di chuyển của cầu trục), Palang nâng hạ, hệ cấp điện cầu trục,  hệ cấp điện Palang, tủ điện điều khiển cầu trục và các thiết bị an toàn.

Phân loại dựa trên tải trọng nâng

Như vậy theo tải trọng nâng cầu trục dầm đơn có thể phân loại thành: cầu trục dầm đơn 1 tấn, cầu trục dầm đơn 2 tấn, cầu trục dầm đơn 3 tấn, cầu trục dầm đơn 5 tấn, cầu trục dầm đơn 10 tấn, cầu trục dầm đơn 20 tấn.

Cấu tạo cầu trục dầm đơn

Lưu ý khi sử dụng cầu trục dầm đơn

– Những người trực tiếp tham gia điều khiển làm việc cạnh cầu trục phải được đào tạo, thực hành nắm rõ quy định an toàn.

– Trước khi sử dụng phải thử tải, đảm bảo các thiết bị như Palang, điện, cơ cấu di chuyển không có bất thường.

– Khi vận hành cầu trục không được đứng lên vật nặng nâng hạ hoặc đứng bên dưới vật nặng.

– Bảo dưỡng cầu trục định kỳ đầy đủ, đăng kiểm cầu trục theo đúng thời hạn cấp phép

– Tìm hiểu kỹ chế độ làm việc của cầu trục

– Chuẩn bị phụ tùng thay thế bộ phận hao mòn tự nhiên như má phanh, các loại động cơ nâng hạ, di chuyển…

– Cầu trục, palang hoạt động từ 15 đến 20 năm nên được thay thế mới

– Cầu trục ít hoạt động trước khi sử dụng lại phải kiểm tra toàn bộ máy móc và các bước thử tải, hoạt động.